Mụn trứng cá bọc hay còn có tên gọi mụn nang, là loại mụn trứng cá nghiêm trọng nhất. Mụn bọc nằm sâu dưới da, gây đau đớn và có thể để lại sẹo nếu không được điều trị đúng cách. Hãy đọc bài viết này để hiểu hơn về mụn trứng cá bọc và cách chữa mụn trứng cá bọc hiệu quả nhất nhé!

Mụn trứng cá bọc là gì và cách nhận biết

Mụn trứng cá bọc hay còn có tên gọi mụn nang, là loại mụn trứng cá nghiêm trọng nhất, tuy nhiên cũng ít phổ biến hơn so với những loại mụn khác.

Mụn bọc có thể xuất hiện ở tất cả mọi người. Nhưng thường gặp nhất ở người trong độ tuổi thanh - thiếu niên (14 - 30 tuổi) và những người mất cân bằng nội tiết tố.

Chúng nằm sâu dưới da, khi chạm vào có cảm giác đau nhức tại vị trí mọc mụn và vùng da xung quanh. Mụn trứng cá bọc rất dễ phân biệt với các mụn khác, đặc điểm nhận dạng mụn bọc bao gồm:

  • Mụn bọc có kích thước lớn nhất và có nang lớn chứa đầy mủ
  • Vị trí nhân mụn màu trắng hoặc vàng
  • Vùng xung quanh sưng đỏ, khi chạm vào thấy cứng và đau nhức

Mụn trứng cá bọc thường xuất hiện ở những nơi chứa nhiều tuyến dầu như mũi, trán, cằm và lưng. Tuy nhiên, nó cũng có ở các vị trí như ngực, cổ, cánh tay, vai.

Vậy đâu là nguyên nhân hình thành mụn bọc? Hãy tìm hiểu điều này trong phần tiếp theo nhé!

Mun-trung-ca-boc-co-kich-thuoc-lon-va-nam-sau-trong-da-hon-so-voi-nhung-loai-mun-khac.webp

Mụn trứng cá bọc có kích thước lớn và nằm sâu trong da hơn so với những loại mụn khác

Nguyên nhân dẫn đến hình thành mụn trứng cá bọc

Hiện nay có nhiều yếu tố được cho rằng có khả năng gây hình thành mụn trứng cá bọc. Trong đó, nguyên nhân cốt lõi là bởi sự tắc nghẽn hoặc tăng tiết quá mức cần thiết của các tuyến bã nhờn trên da. Từ đó làm cho vi khuẩn Propionibacterium acnes ở nang lông tuyến bã phát triển gây nên mụn bọc.

Những nguyên nhân gây mụn khác có thể kể đến bao gồm:

  • Rối loạn hormone: Đây là một nguyên nhân gây mụn bọc phổ biến ở tuổi dậy thì. Rối loạn hormone làm tăng tiết bã nhờn trên da, khiến bít tắc lỗ chân lông, từ đó hình thành mụn.
  • Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài: Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi thường xuyên gây rối loạn hormone làm da dễ xuất hiện mụn bọc.
  • Vệ sinh da không đúng cách: Bụi bẩn và bã nhờn trên da nếu không được loại bỏ sẽ làm tăng nguy cơ mọc mụn. Bên cạnh đó, vệ sinh da không đúng cách làm da dễ bị tổn thương - đây là cơ hội để vi khuẩn gây mụn phát triển.
  • Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp: Mỹ phẩm không phù hợp với loại da của bạn có thể gây kích ứng da, từ đó hình thành mụn bọc.
  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học: Sử dụng rượu bia, chất kích thích, tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo, thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc cũng là nguyên nhân hình thành mụn bọc.
  • Môi trường ô nhiễm và bụi bẩn: Môi trường nhiều khói bụi là điều kiện thích hợp để vi khuẩn phát triển và gây viêm da.

do-an-nhanh-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-gay-ra-mun-trung-ca-boc.webp

Đồ ăn nhanh là một trong những nguyên nhân gây ra mụn trứng cá bọc

Có nên nặn mụn trứng cá bọc hay không?

“Có nên nặn mụn trứng cá bọc không?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Và câu trả lời của chúng tôi đó là bạn không nên tự ý nặn mụn bọc.

Như đã nhắc đến ở trên, mụn bọc là dạng mụn trứng cá nặng nhất và mọc sâu dưới da. Do đó, nếu nặn mụn không đúng cách sẽ dẫn đến những hệ lụy như là:

  • Gây viêm da: Nặn mụn có thể khiến vi khuẩn từ ổ mụn lây lan ra vùng da xung quanh và gây viêm da.
  • Để lại sẹo trên da: Nặn mụn sai cách làm nhân mụn nằm sâu hơn, tăng nguy cơ để lại sẹo.

Mặc dù nặn mụn là phương pháp không được khuyến khích, tuy nhiên, nếu không có điều kiện đến phòng khám da liễu, bạn có thể thực hiện những điều sau đây để tránh tình trạng trên:

  • Chỉ nặn mụn khi mụn đã đủ chín và thấy rõ nhân mụn.
  • Vệ sinh vùng da bị mụn và rửa sạch tay trước khi nặn mụn.
  • Sau khi nặn mụn, da rất dễ bị tổn thương, do đó không nên chạm vào ngay mà cần để sau ít nhất 3 tiếng mới vệ sinh với nước muối sinh lý, tránh tiếp xúc với bụi bẩn và vi khuẩn.

Mụn bọc thực sự là loại mụn khó điều trị, nó không chỉ gây đau nhức mà còn làm giảm tính thẩm mỹ. Nhưng bạn không cần quá lo lắng bởi những phương pháp chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn điều trị mụn bọc hiệu quả.

Can-ve-sinh-da-sach-se-truoc-khi-nan-mun-trung-ca-boc.webp

Cần vệ sinh da sạch sẽ trước khi nặn mụn trứng cá bọc

Các phương pháp điều trị mụn trứng cá bọc

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của mụn mà mụn bọc có thể được điều trị bằng những phương pháp sau:

Trị mụn trứng cá bọc bằng thuốc tây y

Thuốc tây y là một phương pháp chủ yếu dùng để loại bỏ những mụn bọc ở mức độ nghiêm trọng. Các loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị mụn bọc gồm:

  • Benzoyl peroxide: Loại thuốc này hoạt động bằng cách tiêu diệt vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn gây mụn bọc P. acnes. Hiện nay, benzoyl peroxide có sẵn ở dạng nước và dạng cồn do đó thích hợp sử dụng cho từng loại da.
  • Acid salicylic: Acid salicylic giúp kháng viêm và làm giảm các triệu chứng của mụn bọc.
  • Thuốc tránh thai: Phương pháp này có thể được sử dụng để điều trị mụn ở phụ nữ. Thuốc tránh thai giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, từ đó ức chế tuyến bã nhờn trên da giúp loại bỏ mụn bọc.

Tuy nhiên, trong quá trình điều trị bằng thuốc tây y bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như: Buồn nôn; Chán ăn; Đau đầu; Chóng mặt; Kích ứng da.

Do đó, với những mụn bọc có kích thước nhỏ hơn bạn nên ưu tiên điều trị bằng liệu pháp thảo dược để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị.

Mun-trung-ca-boc-co-the-duoc-dieu-tri-bang-thuoc-tay-y.webp

Mụn trứng cá bọc có thể được điều trị bằng thuốc tây y

Sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên

Trị mụn bọc tại nhà bằng những nguyên liệu thiên nhiên có giá thành thấp, dễ thực hiện và không gây kích ứng da cho người sử dụng. Đây là phương pháp rất thích hợp để điều trị những nốt mụn nhỏ mới xuất hiện trên da.

Bạn có thể lựa chọn một trong các phương pháp sau để trị mụn bọc:

  • Mật ong và sữa chua: Mật ong và sữa chua giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm sưng tấy. Trộn đều hỗn hợp 1 - 2 thìa mật ong với 1 thìa sữa chua không đường, sau đó thoa lên vùng da bị mụn để điều trị mụn bọc.
  • Trị mụn bọc bằng giấm táo: Trong giấm táo chứa nhiều lợi khuẩn, axit amin và enzyme có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch bụi bẩn và bã nhờn trong da. Đầu tiên, bạn hãy trộn đều hỗn hợp gồm giấm, vài giọt chanh và chút nước. Sau đó thoa đều hỗn hợp này lên vùng da có mụn, mát xa nhẹ nhàng trong vài phút trước khi rửa sạch.
  • Sử dụng rau diếp cá: Xay nhuyễn một nắm lá diếp cá và một thìa muối biển, sau đó đắp lên vùng da bị mụn trong 15 phút để trị mụn bọc. Rau diếp cá và muối biển có tính kháng khuẩn và làm sạch sâu, từ đó, loại bỏ nguyên nhân gây mụn.

Trong quá trình điều trị mụn bọc bằng phương pháp này bạn cần chú ý chọn những nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo vệ sinh để đảm bảo hiệu quả sử dụng.

Mat-ong-co-dac-tinh-khang-khuan-chong-viem-tu-do-giup-dieu-tri-mun-trung-ca-boc-hieu-qua.webp

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, từ đó giúp điều trị mụn trứng cá bọc hiệu quả

XEM THÊM: Bí quyết loại bỏ mụn trứng cá bọc

Phương pháp sử dụng sản phẩm chứa thành phần thảo dược

Sử dụng sản phẩm thảo dược là phương pháp được nhiều người lựa chọn bởi nó giúp rút ngắn thời gian điều trị, giá thành rẻ, dễ dàng sử dụng và gần như không có tác dụng phụ. Ngoài ra, việc tạo một thói quen ăn uống lành mạnh, đồng thời cần lựa chọn cho mình loại kem bôi trị mụn phù hợp và an toàn. Một loại kem trị mụn đã được chứng minh hiệu quả qua thời gian và được chuyên gia trị mụn khuyên dùng đó là kem thảo dược Azacné. Azacné hỗ trợ điều trị hiệu quả với mọi thể mụn trứng cá: mụn đầu đen, mụn cám, mụn mủ, mụn đầu trắng, mụn bọc… Song song việc làm giảm viêm, se nhân mụn, đẩy mụn lên thì kem còn giúp làm mờ vết thâm, sẹo. Với thành phần chính từ dịch chiết lá neem kết hợp cùng với sài đất, ba chạc, lô hội,...

  • Dịch chiết neem: Dịch chiết neem có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, nhanh liền sẹo và đã được sử dụng điều trị mụn viêm trong hàng ngàn năm qua. Trong lá neem chứa nhiều hoạt chất quan trọng giúp loại bỏ mụn trứng cá bọc, có thể kể đến đó là margolone, margolonone và isomargolonone. Không chỉ vậy, dịch chiết cô đặc của lá neem còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm mạnh mẽ đối với Streptococcus mutansCandida albicans. Bên cạnh đó, neem còn ngăn chặn sự sản sinh ROS và cytokine - chất trung gian gây viêm quan trọng trong quá trình hình thành mụn bọc.
  • Sài đất: Sài đất là một loại thảo dược được sử dụng phổ biến để điều trị mụn bọc và nhiều vấn đề về da khác. Loài cây này chứa thành phần carvacrol có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, nhanh liền sẹo. Ngoài ra, sài đất còn giúp thanh nhiệt và ngăn ngừa mụn xuất hiện trở lại.
  • Ba chạc: Ba chạc có tác dụng kháng khuẩn, thanh lọc cơ thể, khi dùng ngoài da sẽ giúp cải thiện tình trạng mụn trứng cá bọc trên da.

La-neem-chua-nhieu-thanh-phan-hoat-chat-quan-trong-co-tac-dung-dieu-tri-mun-trung-ca-boc.webp

Lá neem chứa nhiều thành phần hoạt chất quan trọng có tác dụng điều trị mụn trứng cá bọc

XEM THÊM: 3 loại thảo dược trị mụn, không biết dùng thì THẬT PHÍ

Những cách phòng ngừa mụn trứng cá bọc

Cùng với việc điều trị, bạn nên thực hiện những cách phòng ngừa mụn trứng cá bọc sau đây để có một làn da tươi sáng, khỏe mạnh:

  • Lựa chọn sữa rửa mặt và mỹ phẩm thích hợp với da của bạn. Tẩy tế bào chết trên da để làn da không bị tắc nghẽn bởi bụi bẩn và dầu nhờn.
  • Không để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt trong mùa hè.
  • Ăn nhiều trái cây và rau xanh, hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, thức ăn nhanh và đồ ngọt.
  • Bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng và tăng khả năng tái sinh của da.
  • Vệ sinh chăn, đệm thường xuyên để ngăn vi khuẩn tích tụ và bám trên da của bạn.
  • Thường xuyên tập luyện thể thao, ngủ đủ giấc và tránh thức khuya.

Chỉ với những việc làm đơn giản này, bạn chắc chắn sẽ không còn lo lắng về mụn bọc nữa. Mong rằng qua bài viết này chúng tôi đã giúp bạn trả lời những thắc mắc về mụn trứng cá bọc. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy để lại bình luận để được giải đáp nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/cystic-acne#identification

https://www.medicalnewstoday.com/articles/103258

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7053276/

https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0944711304701932