Phần da lưng không dễ dàng vệ sinh thường xuyên như da mặt, nên khả năng tiết nhiều mồ hôi do các hoạt động hàng ngày càng dễ dàng "đưa đẩy" bạn đến vấn nạn này.
Vì lẽ đó, không ít chị em đã phải ngậm ngùi nói lời "tạm biệt" với những chiếc áo quây/dây hay trang phục cut-out khoe lưng trần gợi cảm. Mùa đông thì có thể không ảnh hưởng gì nhiều nhặn, nhưng mùa hè thì là một vấn đề lớn. Vậy làm thế nào để hạn chế và đẩy lùi được dấu vết của mụn sau lưng?
Để "ngăn chặn" kịp thời, hãy cùng chúng tôi bắt đầu với những gạch đầu dòng nho nhỏ sau đây nhé!
Tắm thường xuyên
Nguyên tắc đầu tiên để ngăn chặn nguy cơ bị mụn ở lưng là giữ thân thể luôn sạch sẽ. Hãy tắm ngay sau khi làm hoạt động ngoài trời hay ở phòng tập về. Tuyệt đối không nên để mồ hôi toát ra rồi tự khô đi, chính điều này sẽ làm tắc lỗ chân lông của bạn, gây ra mụn khó chịu ở phần lưng.
Tắm thường xuyên sẽ giúp hạn chế mụn ở lưng
Ngay cả khi ngồi trong phòng điều hòa và không ra quá nhiều mồ hôi, bạn vẫn nên tắm 2 lần/ngày bằng sữa tắm dịu nhẹ và nước ấm. Phần mụn nằm ở lưng nên có thể "khuất tầm mắt" và khó phát hiện ra. Do đó, hãy dùng 1 chiếc bàn chải mềm mại để kỳ cọ kĩ phần lưng. Trong khi tắm, bạn nên vệ sinh phần lưng bằng sản phẩm chuyên sâu như chất tẩy rửa nhẹ có chứa cetaphil.
Sau khi tắm
Sau khi tắm xong, dùng khăn bông mềm lau nhẹ nhàng phần lưng rồi tiếp tục thoa thuốc mỡ benzoyl peroxide để đặc trị mụn. Tuy nhiên, để an toàn nhất, bạn nên xin ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé.
Muối hạt
Sau khi tắm xong bằng nước ấm, tranh thủ lúc cơ thể vẫn ấm và lỗ chân lông được giãn nở, dùng một chút muối tinh xoa đều lên vùng da lưng bị mụn.
Tiếp tục dùng bông tắm massage khoảng 2-3 phút. Sau đó, dùng 1 miếng mút nhỏ thấm nước muối loãng thoa đều lên lưng khoảng 5 phút rồi rửa sạch. Bạn nên chú ý thực hiện những động tác này cực kì nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương vùng da mụn vốn đã rất nhạy cảm.
Chăm chỉ thực hiện 2-3 lần/tuần, chẳng bao lâu bạn sẽ thấy ngay tác dụng cho mà xem.
Chanh
Đối với những vùng da lưng bị mụn, chanh chính là thần dược thì vừa có thể tẩy tế bào chết, làm mờ vết sẹo thâm, đồng thời điều trị mụn cực kì hiệu quả.
Bạn chỉ cần lấy 1 quả chanh, cắt làm đôi, xát nhẹ nhàng lên vùng da bị mụn trong vòng 5 phút rồi tắm lại bằng nước ấm. Thực hiện 2 lần/tuần, chẳng mấy chốc phần lưng của bạn trắng và mịn màng.
Tránh áo quá chật
Những chiếc áo này sẽ cọ sát vào da và nhanh chóng gây ra hiện tượng tổn thương cũng như kích thích da nổi mụn.
Vì vậy, ngay cả đồ nội y hay áo váy mặc hằng ngày, bạn cũng chỉ nên mặc vừa khít hoặc thoải mái, đồng thời ưu tiên những chất liệu cotton khô thoáng để da dễ "thở" hơn. Nếu bạn ở nhà thì nên mặc áo hai dây, hoặc áo thoáng mát hở lưng nhé.
Lưu ý khi tập thể dục
Việc tập luyện thường xuyên sẽ giúp bạn "tống khứ" các độc tố bên trong ra khỏi cơ thể. Từ đó giảm thiểu được hiện tượng mụn đang ghét. Tuy nhiên, để tránh cho phương pháp này phản tác dụng, bạn cũng phải chú ý một vài lời khuyên nho nhỏ.
Đầu tiên, trước khi tập luyện, hãy thay 1 chiếc áo lót hoặc đồ tập sạch sẽ. Trong quá trình tập, hãy chuẩn bị sẵn chiếc khăn để lau mồ hôi thường xuyên. Sau đó, tắm bằng vòi hoa sen ngay sau khi bước ra từ phòng tập vì mồ hôi rất dễ trở thành yếu tố giúp sinh sản tự nhiên cho các vi khuẩn tạo nên mụn đấy nhé.
Hiện nay, xu hướng đang được các bạn trẻ bị mụn trứng cá lựa chọn là dùng những sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ lên cơ quan nội tạng, đặc biệt là dạng kem thảo dược bôi ngoài da như Azacné. Sản phẩm có thành phần chính là neem (xoan Ấn Độ) với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, ức chế vi khuẩn gây mụn propionibacterium acnes… kết hợp cùng các dược liệu có tác dụng nhanh liền sẹo, thu nhỏ ổ loét như: lô hội, sài đất, ba chạc, hoàng liên,… Bởi vậy, Azacné giúp điều trị các loại mụn dạng viêm như mụn mủ, mụn nang, đinh râu, chốc, lở… và dạng không viêm như mụn trứng cá đơn thuần; sản phẩm còn giúp làm mờ sẹo, giảm thâm nám và không gây tác dụng phụ, phòng ngừa mụn tái phát.
Sau sự kiện ra mắt được đón nhận nồng nhiệt ở Hà Nội, vừa qua sản phẩm này đã ra mắt tại TP.HCM với sự tham gia tư vấn của của TS.BS Lê Ngọc Diệp - Trưởng Phòng khám Da liễu cơ sở 2, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM và nhận được sự ủng hộ của đông đảo các bạn sinh viên.