Dùng mỹ phẩm trị mụn kém chất lượng, can thiệp quá mức vào vùng da bị mụn, dùng kháng sinh liều cao, bôi thoa cái loại kem trị mụn tự chế của thẩm mỹ viện... là những phương pháp trị mụn có nguy cơ để lại sẹo nhiều nhất.


Khi trị mụn, ít ai nghĩ đến sẹo mụn sau đó. Do tâm lý lo lắng và muốn điều trị mụn nhanh chóng, nhưng bệnh nhân mụn thường không nghĩ đến sau khi mụn lành, da có bị lưu sẹo hay không. 
 
Những thói quen làm da tổn thương khi bị mụn

Khi bị mụn, bản thân vùng da đó đã bị tổn thương và rất dễ có nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, nặn (hoặc hút) dường như đã trở thành thói quen không thể bỏ của nhiều người. Mầm mụn vừa nhú là đã tìm mọi cách để nặn cho bằng được. Chẳng thấy mụn xẹp đi chút nào, chỉ mấy phút sau, nó đã tấy đỏ và sưng lên... Ngồi học bài, làm việc, mụn cũng chẳng được yên khi bàn tay cứ sờ khắp khuôn mặt, chỗ nào lộm cộm mụn là lại căng mặt cạy lên. Bao nhiêu vi khuẩn, bụi bẩn cứ thế bám lên da mặt làm mụn càng sinh sôi.
 
Việc trị mụn không đơn giản chỉ là lấy đi nhân mụn mà còn phải làm sạch ổ nhiễm khuẩn từ sâu bên trong da. Nếu cố nặn khi mụn chưa “chín” và không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến da vùng mụn vốn đang nhạy cảm bị rách toạc, lỗ chân lông giãn rộng, vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong, phát triển và làm hoại tử các tế bào da đang tổn thương gây ra các ổ áp xe, để lại sẹo vĩnh viễn.
 
Ngoài ra, thói quen sử dụng kem trị mụn theo “lời đồn” cũng là cách bạn dễ làm da tổn thương và bị sẹo nặng nề sau đó. Chẳng hạn, hầu hết các loại kem trị mụn tự chế thường có chưa corticoid – hoạt chất kháng viêm để điều trị mụn trứng cá tạm thời. Mặc dù trong 1-2 tuần đầu mụn có vẻ thuyên giảm, nhưng sau đó, chúng sẽ thể biến thành các gốc tự do hay thành phần hoạt tính quá mức, tấn công làn da, gây ra các biến chứng như rạn da, teo da, mụn và sẹo diễn biến trầm trọng, rất khó khăn cho điều trị về sau…

Ngăn ngừa và loại trừ sẹo mụn như thế nào?
 
Đối với làn da tuổi dậy thì, việc nặn hút mụn là điều cần tránh. Vì mụn ở thời điểm này là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi nội tiết tố thay đổi, cộng với những yếu tố khách quan như thời tiết nắng nóng, môi trường ô nhiễm, ăn nhiều thức ăn béo và ngọt, giữ vệ sinh da kém, sử dụng các loại mỹ phẩm không phù hợp làn da… Ngoài ra, việc trị mụn thiếu khoa học sẽ để lại sẹo nghiêm trọng. Sẹo mụn không dễ phai mờ đi nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng, và nguy cơ da lưu sẹo suốt đời là trường hợp đã xảy ra đối với rất nhiều người.
 
Khi bị mụn dậy thì, nếu mụn không quá nhiều, bạn chỉ cần giữ vệ sinh da sạch sẽ, ăn uống tăng cường các chất có lợi cho da như: vitamin E, vitamin C, Kẽm, chất xơ…
 
Nếu mụn nhiều và có nguy cơ nhiễm trùng, lâu lành, đồng thời làn da xuất hiện nhiều vết thâm, bên dưới là nhân mụn có mủ. Hãy đến các bác sĩ da liễu để có cách chữa trị tốt nhất. Tuyệt đối tránh dùng những loại thuốc được giới thiệu bằng các “bác sĩ truyền miệng”.