Chào bác sĩ, cháu muốn hỏi bác sĩ một vấn đề như sau. Cháu năm nay 17 tuổi, trước cháu chỉ bị xuất hiện vài nốt mụn nhỏ rồi hết, nhưng mấy hôm nay đột nhiên cháu thấy một vùng da cháu bị đỏ, tấy, đau và sau đó xuất hiện một vài nốt mụn khá to, có bọc mủ bên trong. Đến nay đã gần một tuần, mấy nốt mụn đó vẫn còn và cháu nghe nói nếu muốn nhanh khỏi thì cần phải nặn được nhân nốt mụn này ra mới được. Vậy cháu muốn hỏi bác sĩ, trường hợp của cháu có nên nặn mụn không? Và sau khi nặn mụn bọc nên làm gì? Cháu cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:

Chào bạn!

Qua chia sẻ của bạn, có thể khẳng định rằng tình trạng mụn trứng cá bạn đang mắc phải là loại mụn trứng cá bọc. Mụn trứng cá bọc mủ là tình trạng mụn nặng, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể lây lan sang các vùng da khác hoặc có thể để lại sẹo vĩnh viễn trên da.

Có nên nặn mụn bọc không?

Để trả lời cho câu hỏi có nên nặn mụn bọc không, trước tiên bạn cần xác định chính xác tình trạng mụn của mình từ đó mới đưa ra quyết định có nên nặn mụn bọc hay  không.

- Mụn có thể nặn là loại mụn nhẹ, thường mọc riêng rẽ, kích thước nhỏ, cồi mụn thường trồi lên sớm, đầu mụn khô và cứng. Đây là loại mụn bạn có thể nặn.

- Loại mụn bạn chưa được nặn đó là loại mụn đang ở tình trạng viêm, sưng, tấy đỏ, có nhiều mụn nằm cạnh nhau thành đám, có mủ, sưng to và không thấy cồi mụn. Hay những nốt mụn lớn, gây đau nhiều, sưng tấy kèm theo sốt nhẹ nếu bạn nặn có thể sẽ gây ra hiện tượng nhiễm trùng vết loét hoặc để lại sẹo sâu và diện tích rộng trên mặt.

Như vậy, với trường hợp của bạn, nếu mụn vẫn đang sưng tấy, đau thì bạn không nên nặn. Trong thời gian này, bạn cần chú ý vệ sinh da mặt sạch sẽ hàng ngày, mang khẩu trang khi đi ra ngoài, nếu da nhờn, bạn có thể sử dụng thêm giấy thấm dầu. Hạn chế trang điểm, hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ và các thức uống như bia, rượu, cà phê,…; Nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, stress, ngủ đủ giấc kết hợp với luyện tập thể dục thể thao. Đồng thời phối hợp sử dụng kem trị mụn từ thảo dược giúp làm giảm viêm, se nhân mụn, đến khi nốt mụn khô đầu, cứng lại và không còn đau hay sưng tấy, bạn có thể nặn mụn.

Hiện nay, kem trị mụn đang được nhiều bác sĩ khuyên dùng trong trường hợp này đó là kem thảo dược Azacné có nguồn gốc 100% từ thảo dược như cao neem đã được sử dụng làm thuốc hàng nghìn năm và được nhiều công trình nghiên cứu khoa học khẳng định tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, nhanh liền sẹo, trị mụn trứng cá ẩn dưới da rất tốt. Neem kết hợp cùng các dược liệu khác như lô hội, nghệ, sài đất, ba chạc, hoàng liên có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm và tái tạo da, sạch lỗ chân lông, sẽ nhân mụn, mờ vết thâm và ngăn ngừa hình thành sẹo do mụn bọc gây ra.

Sau khi nặn mụn bọc nên làm gì?

Sau khi nặn mụn bọc bạn nên vệ sinh nốt mụn sạch sẽ bằng cách rửa mặt lại với sữa hay nước rửa mặt có chứa thành phần kháng khuẩn. Sau đó, bạn đặt một cục đá lên mụn vài phút để giảm vết đỏ và se lỗ chân lông. Thoa ngay một lớp kem trị mụn thảo dược Azacné để giúp làm giảm viêm, làm lành vết thương, tái tạo làn da và từ đó ngăn chặn nguy cơ hình thành vết thâm, sẹo lồi, sẹo lõm do mụn trứng cá bọc gây ra.

Lưu ý:

Trước khi nặn mụn, bạn cần vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn bằng xà phòng sát khuẩn, xông hơi da mặt để lỗ chân lông nở rộng trước khi nặn. Dùng dụng cụ nặn mụn ấn nhẹ từ mọi phía dồn về trung tâm để dịch mủ thoát hết ra ngoài và không để lại sẹo.

Hy vọng qua chia sẻ của chuyên gia, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi có nên nặn mụn bọc không. Đồng thời giúp bạn có thêm thông tin cần thiết trong việc xử trí tình trạng mụn trứng cá bọc mà bạn đang gặp phải một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm chia sẻ kinh nghiệm của người trị mụn bọc thành công TẠI ĐÂY!

Quý độc giả có thắc mắc về tình trạng mụn trứng cá bọc, vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước cuộc gọi 18006104/ DĐ (ZALO/VIBER): 0902207112để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất!

Chúc bạn sức khỏe!

Chuyên gia da liễu