Mụn trứng cá - chắc hẳn trong đời ai cũng từng ít nhất một vài lần đối đầu với nó, có khi là lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Mụn trứng cá tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây nhiều phiền toái, gây mất tự tin, giảm hiệu quả giao tiếp. Vậy mụn trứng cá là gì? Nguyên nhân do đâu? Triệu chứng và phương pháp điều trị như thế nào?

Những nội dung chính trong bài viết này:

Giải phẫu da 

Mụn trứng cá là gì?

Triệu chứng của mụn trứng cá

Nguyên nhân gây mụn trứng cá

Điều trị mụn trứng cá

Kem bôi thảo dược trong điều trị mụn trứng cá

Một số lưu ý cho bệnh nhân mụn trứng cá

Giải phẫu da

Da người có 3 lớp: thượng bì, trung bì, ha bì

- Thượng bì: là một biểu mô vảy có nhiều lớp, dày khoảng 0,1mm, ở lòng bàn tay, bàn chân khoảng 0,8 - 1,4mm. Tế bào chính của thượng bì là tế bào sừng sản xuất ra chất sừng. Riêng lòng bàn tay, bàn chân có 5 lớp.

- Trung bì: Trung bì và thượng bì ngăn cách nhau bởi mcàng đáy. Màng đáy dày chừng 0,5mm. Các dịch sẽ từ trung bì ngấm qua màng đáy để nuôi dưỡng thượng bì. 

- Hạ bì: Hạ bì nằm giữa trung bì và cân cơ hoặc màng xương. Đó là tổ chức đệm biệt hóa thành tổ chức mỡ, có nhiều ô ngăn cách bởi những vách, nối liền với trung bì trong đó những mạch máu, thần kinh phân nhánh lên phía trên.Đây là kho dự trữ mỡ lớn nhất của cơ thể, có chức năng điều hòa nhiệt.

 

Cấu tạo 3 lớp của da người

Mụn trứng cá là gì?

Trứng cá là bệnh ngoài da thông thường gây nên do tăng tiết chất bã và viêm hệ thống nang lông tuyến bã.

Bệnh biểu hiện bằng nhiều loại tổn thương khác nhau như mụn cám, sẩn, sẩn viêm, mụn mủ, mụn học, mụn nang,… khu trú ở những vị trí tiết nhiều chất bã như mặt, lưng, ngực.

80% trường hợp trứng cá gặp ở tuổi trưởng thành; tuy nhiên bệnh thường gặp hơn ở lứa tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt giai đoạn dậy thì.

Trứng cá không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, tuy nhiên do tồn tại dai dẳng, mụn, sẩn hay sẹo lồi, sẹo lõm ở vùng mặt, làm giảm tính thẩm mỹ nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Triệu chứng của mụn trứng cá

Trứng cá thể thông thường

Là hình thái thường gặp nhất. Tổn thương rất đa dạng:

- Bắt đầu từ tuổi dậy thì, người bệnh thường có hiện tượng tăng tiết chất bã nhờn như da mỡ, nhờn, trơn bóng; tóc nhờn, lỗ chân lông giãn rộng.

- Vị trí: thường gặp ở mặt, trán, cằm, má, phần trên lưng, trước ngực ít khi xuống quá thắt lưng.

* Mụn đầu đen:

- Mụn đầu đen hình thành khi chất bã nhờn và tế bào chết làm tắc lỗ nang lông nhưng bề mặt da hở nên nhân mụn bị không khí oxy hóa tạo màu đen. Nhìn vào nang lông thấy màu đen nên gọi là mụn đầu đen hay 'nhân mở'. Ở giai đoạn này người bệnh thường không đi chữa.

* Mụn đầu trắng:

- Mụn đầu trắng hình thành khi có quá nhiều chất dầu và tế bào chết gây bít tắc lỗ nang lông và không hở ra da, nên còn gọi là 'nhân đóng'.

Trứng cá thể nặng

* Trứng cá dạng cục, kén:

- Thường hay gặp ở nam.

- Tổn thương sâu hơn trứng cá thường và hình thành các kén có nguồn gốc nang lông. Các kén này có thể áp xe hóa, tạo nên nhiều hốc, để lại sẹo xấu, dúm dó. Bệnh luôn phối hợp nhiều trứng cá, da mỡ. Nếu gặp ở nữ, luôn biểu hiện kèm theo biểu hiện nam hóa như có lông, râu, da mỡ nhiều. Vị trí thường gặp là mặt, cổ, xung quanh tai.

* Trứng cá bọc:

là loại trứng cá mủ mạn tính, dai dẳng. Bắt đầu ở tuổi thiếu niên, trứng cá có tổn thương dạng cục. Tổn thương hay để lại lỗ rò, luôn luôn để lại sẹo lõm hình mạch lươn, khi sập xuống để lại sẹo lõm.

*Trứng cá tối cấp hay còn gọi là trứng cá bọc cấp tính:

Bệnh xảy ra đột ngột với sốt, mệt mỏi, tăng bạch cầu đa nhân, hồng ban nút và tổn thương trứng cá.

Các thể lâm sàng khác: Trứng cá trẻ sơ sinh, trứng cá bội nhiễm, trứng cá do thuốc, trứng cá do hóa chất,…

Nguyên nhân gây mụn trứng cá

Mụn trứng cá được hình thành dưới tác động của 3 yếu tố chính. Đó là tăng bản xuất chất bã, sừng hóa cổ nang lông và vai trò của vi khuẩn P.acne.

Tăng tiết chất bã:

Bình thường chất bã được nang lông tuyến bã tiết ra làm da, lông tóc ẩm, mềm mại, mượt mà. Trong trứng cá: do nội tiết tố của cơ thể, đặc biệt nội tiết tố nam tiết ra nhiều sẽ gắn vào các thụ thể đạc hiệu có trên bề mặt các tế bào tuyến bã, kích thích tuyến bã phát triển, giãn rộng làm tăng bài tiết chất bã.. Việc sản xuất hormone của cơ thể tăng cao nhất vào những năm trưởng thành nên trứng cá thường gặp ở người trẻ; nam giới bị nặng hơn nữ do lượng nội tiết tố nam sản xuất nhiều hơn.

Sừng hóa cổ nang lông:

Bình thường các tế bào của tuyến bã và cổ nang lông khi chết sẽ được đào thải ra ngoài qua cổ nang lông. Trong bệnh trứng cá, các tế bào này không được đào thải sẽ gây bít tắc, làm cổ nang lông hẹp lại, ngăn chặn sự di chuyển của chất nhờn trong lòng ống, từ đó gây tích tụ chất nhờn và làm phình tuyến bã.

Sự gia tăng hoạt động của vi khuẩn Propionibacterium acnes

Vi khuẩn Propionibacterium acnes (P.acnes) là một loại trực khuẩn có tính đa dạng và kỵ khí, hiện diện rất nhiều trên da của bệnh nhân trứng cá. Sự bít tắc cổ nang lông đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn P. acnes sinh sôi, phát triển. Các vi khuẩn này sẽ chuyển hóa các acid béo tự do có trong tế nào chết và chất nhờn bị tích tụ làm viêm tấy nang lông và cổ nang lông tạo nên mụn trứng cá dạng sẩn, mụn mủ, cục và nang.

Một số yếu tố khác như: stress, bệnh nội tiết,…. Cũng có thể là nguyên nhân gây mụn trứng cá.

Điều trị mụn trứng cá

Mục tiêu điều trị mụn trứng cá:

-         Chống tiết nhiều chất bã.

-         Chống dày sừng cổ tuyến bã.

-         Chống nhiễm khuẩn.

Kem bôi thảo dược trong điều trị mụn trứng cá

Bên cạnh việc sử dụng các thuốc tây y điều trị mụn trứng cá gây ra một số tác dụng phụ thì ngày nay, các thảo dược được nghiên cứu và đánh giá cao về tác dụng điều trị mụn, tiêu biểu trong số đó là cây sầu đâu (hay còn gọi là Neem, xoan Ấn Độ). Neem (Xoan Ấn Độ) có nghiên cứu tại Ấn Độ về “Tác dụng ức chế Propionibacterium acnes thông qua các chất trung gian chống viêm của các thảo dược Ấn độ”. Tác giả: Jain A, Basal E, Phòng sinh hóa, trường đại học Y King George's, Ấn độ. Kết quả cho thấy: Neem ức chế rõ rệt các chất oxi hóa tái hoạt thông qua số lượng các bạch cầu đa nhân, bạch cầu đơn nhân do cytokine tiền viêm. Do đó, thảo dược này cho thấy tác dụng chống viêm bằng việc ức chế sự phát triển của P.acnes thông qua cả các nhóm oxi hóa tái hoạt và các cytokine tiền viêm – hai chất trung gian quan trọng gây viêm trong cơ chế bệnh sinh của trứng cá.

Hiện nay, xu hướng được các bác sỹ và bệnh nhân mụn trứng cá lựa chọn là dòng kem thảo dược có thành phần có thành phần chính là cao neem (hay còn gọi là sầu đâu, xoan Ấn Độ) có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, nhanh liền sẹo, trị mụn,… kết hợp cùng các dược liệu khác có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm và tái tạo da, sạch lỗ chân lông, mờ vết thâm nám như: lô hội, nghệ, sài đất, ba chạc, hoàng liên. Tất cả những thành phần này có mặt trong sản phẩm kem trị mụn Azacné tạo nên một công thức độc đáo, an toàn giúp trị mụn trứng cá hiệu quả, giúp dưỡng da, tái tạo da, làm mờ sẹo nhanh chóng. 

Một số lưu ý cho bệnh nhân mụn trứng cá

-         Rửa mặt bằng xà phòng.

-         Ăn ít đường, chocola, chất béo, đồ rán.

-         Tránh làm việc quá sức, hạn chế stress.