Mụn trứng cá là một tình trạng da phổ biến, thường xuất hiện ở mặt, trán, ngực và lưng. Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động gây ra mụn. Tuy chúng không làm hại đến sức khỏe nhưng gây ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người bệnh. Cùng tìm hiểu về mụn trứng cá và cách điều trị hiệu quả nhất qua bài viết dưới đây nhé!
Mụn trứng cá là gì?
Mụn trứng cá là một tình trạng bệnh lý về da xảy ra khi các nang lông của bạn bị bít tắc bởi dầu thừa và tế bào da chết. Tình trạng này gây ra các nốt mụn đầu trắng, đầu đen hoặc mụn nhọt trên bề mặt da.
Mụn trứng cá phổ biến nhất ở những người từ 11 - 30 tuổi, đặc biệt là lứa tuổi dậy thì, do sự thay đổi về hormon ở độ tuổi này.
Mụn trứng cá tuy không làm hại đến sức khỏe nhiều nhưng nó mang đến những rào cản về tâm lý khiến cho người bệnh muốn tìm mọi cách để điều trị dứt điểm. Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của mụn.
Mụn trứng cá thường xuất hiện nhiều nhất ở mặt
Các dạng mụn trứng cá thường gặp
Tùy thuộc vào hình dạng và màu sắc, chúng ta có thể chia mụn trứng cá thành các dạng chính như sau:
- Mụn đầu đen: Là các nốt mụn xuất hiện do sự bít tắc lỗ chân lông bởi dầu thừa và da chết, đầu mụn hở ra tiếp xúc với oxi không khí và bị oxy hóa thành màu đen.
- Mụn đầu trắng: Cơ chế hình thanh tương tự như mụn đầu đen nhưng đầu mụn lúc này không hở mà đóng kín, do đó đầu mụn không bị oxy hóa và có màu trắng.
- Mụn mủ: Là các nốt mụn màu đỏ, bên trong có chứa mủ. Các nốt mụn này thường sưng, đau và để lại thâm sau khi nặn.
- Mụn ẩn: Là các nốt mụn nhỏ li ti mọc dưới da.
- Mụn bọc: Các nốt mụn sưng to, đỏ và gây đau nhức cho người bệnh.
XEM THÊM: Mụn trứng cá bọc là gì? Có nên nặn mụn trứng cá bọc không?
Những nguyên nhân gây ra mụn trứng cá
Có 4 nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá bao gồm: Sản xuất dầu thừa quá nhiều, các nang lông bị tắc nghẽn bởi dầu và tế bào chết, vi khuẩn, các yếu tố gây viêm.
Mụn trứng cá thường xuất hiện nhiều ở trên mặt, trán, ngực và lưng vì đây là những vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ nhất. Khi bã nhờn bị tiết ra quá nhiều cùng với tế bào da chết và vi khuẩn sẽ tấn công và làm bít tắc lỗ chân lông, gây hình thành nhân mụn hoặc các nốt sưng viêm.
Lỗ chân lông bị bít tắc dẫn đến hình thành mụn
Một số yếu tố có thể kích thích sự hình thành mụn như là:
- Thay đổi nội tiết tố: Nội tiết tố bên trong cơ thể thay đổi sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động của các tuyến bã nhờn. Trẻ em trong độ tuổi dậy thì có sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể rất mạnh mẽ, do đó đây là độ tuổi dễ bị mắc các bệnh lý về mụn.
- Một số loại thuốc: Một số loại thuốc gây ảnh hưởng đến sự hình thành mụn trên cơ thể như là thuốc kháng viêm corticosteroid, testosterone, lithium,...
- Chế độ ăn: Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu tinh bột và dầu mỡ có thể làm trầm trọng tình trạng mụn của bạn.
- Căng thẳng: Căng thẳng không gây mụn nhưng nó sẽ làm cho tình trạng mụn hiện có trở nên tồi tệ hơn và khó điều trị hơn.
Cách điều trị mụn trứng cá như thế nào?
Tùy thuộc và tính chất da và mức độ mụn mà quá trình điều trị ở mỗi người sẽ khác nhau. Ban đầu điều trị càng sớm thì nguy cơ gặp phải các vấn đề do hậu quả của mụn trứng cá để lại càng thấp.
Hậu quả nếu không điều trị mụn trứng cá đúng cách
Nếu để lâu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, mụn trứng các có thể gây ra những vấn đề về da. Những người có da sẫm màu càng có nhiều khả năng gặp phải biến chứng của mụn trứng cá hơn, cụ thể:
- Sẹo da: Da của bạn có thể bị những vết sẹo lõm hoặc sẹo lồi sau khi bị mụn trứng cá và những vết sẹo này rất khó chữa. Điều này có thể ảnh hưởng đến ngoại hình của bạn.
- Thâm mụn: Sau khi nặn mụn hoặc điều trị không đúng cách, vùng da bị mụn có thể trở nên sẫm màu hơn, gọi là thâm mụn. So với điều trị mụn thì điều trị thâm sau mụn khó hơn và đòi hỏi thời gian nhiều hơn.
Mụn trứng cá không được điều trị đúng cách sẽ gây sẹo lõm, rất khó chữa trị
Sử dụng thuốc tây trị mụn trứng cá
Hiện nay các thuốc trị mụn trứng cá hoạt động bằng cách giảm sản xuất dầu, giảm sưng viêm hoặc diệt khuẩn. Tùy thuộc vào mức độ mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho bạn. Thuốc bôi và thuốc uống có thể sẽ được kết hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Retinoids: Là nhóm thuốc chứa acid retinoic hoặc tretinoin là một loại dẫn xuất của vitamin A có tác dụng điều trị các loại mụn ở mức độ vừa đến nhẹ. Retinoids bôi tại chỗ làm tăng sự nhạy cảm với ánh sáng của da, do đó trong quá trình sử dụng retinoids bạn nên chống nắng thật kỹ. Không nên bôi retinoids và benzoyl peroxide cùng lúc.
- Kháng sinh: Có thể sử dụng kháng sinh theo đường bôi hoặc đường uống. Kháng sinh hoạt động bằng cơ chế tiêu diệt các vi khuẩn gây bít tắc lỗ chân lông, giảm sưng đỏ do mụn. Thuốc kháng sinh có thể được kết hợp với benzoyl peroxide để giảm khả năng kháng thuốc. Ví dụ như benzoyl peroxide kết hợp với clindamycin (Benzaclin, Duac,...); benzoyl peroxide kết hợp với erythromycin (Benzamycin).
- Axit azelaic và axit salicylic: Axit azelaic là một acid tự nhiên được sản xuất bởi một loại nấm men. Nó có đặc tính kháng khuẩn khá hiệu quả. Các chế phẩm bôi ngoài da có chứa axit azelaic nồng độ 20% thường được sử dụng để điều trị mụn, đặc biệt ở phụ nữ có thai và cho con bú. Axit salicylic có tác dụng ngăn ngừa sự bít tắc của các nang lông
- Dapson: Dapson 5% bôi 2 lần/ngày được khuyên dùng cho các trường hợp mụn trứng cá viêm. Tác dụng phụ bao gồm mẩn đỏ và khô da.
- Thuốc tránh thai phối hợp: Một số loại thuốc tránh thai được chấp thuận sử dụng trong điều trị mụn trứng cá với cơ chế điều hòa nội tiết tố. Các tác dụng phụ bao gồm tăng cân, tức ngực, buồn nôn.
Các chế phẩm chứa retinoids thường được sử dụng trong điều trị mụn trứng cá
Một số mẹo trị mụn trứng cá tại nhà
Dưới đây là một số phương pháp giúp làm sạch mụn trứng cá ngay tại nhà, tuy nhiên độ hữu dụng của mỗi phương pháp sẽ linh hoạt tùy vào từng cá nhân.
- Dùng giấm táo: Giấm táo có chứa các axit hữu cơ có tác dụng diệt khuẩn và kháng viêm và giảm mụn trứng cá.
Cách dùng: Trộn giấm táo với nước theo tỉ lệ 1:3 và thoa lên da sau khi đã rửa sạch. Giữ yên trong vòng 5 - 20s và lau lại với nước.
- Bổ sung kẽm: Kẽm có tác dụng kháng viêm và giảm sưng do mụn.
Cách dùng: Bổ sung các thực phẩm giảm kẽm hoặc dùng viên uống chứa kẽm, Lượng kẽm được khuyến cáo mỗi ngày là 40mg
- Đắp mặt nạ lô hội: Lô hội có chứa axit salicylic tự nhiên và lưu huỳnh có công dụng làm lành da, ngăn cản sự bít tắc lỗ chân lông gây mụn.
Cách dùng: Dùng thìa cạo lấy lớp gel từ thân lô hội và thoa lên da. Giữ yên trong vòng 15 - 20 phút và rửa lại với nước sạch.
- Bôi tinh dầu tràm: Tinh dầu tràm có hoạt tính chống viêm và kháng khuẩn nhẹ, thích hợp cho các trường hợp mụn trứng cá ở mức độ vừa.
Cách dùng: Dùng tăm bông chấm tinh dầu tràm lên các nốt mụn
- Sử dụng mặt nạ mật ong và quế: Mật ong và quế khi kết hợp sẽ tăng tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và điều trị mụn.
Cách dùng: Trộn 2 thìa mật ong và 1 thìa bột quế để tạo hỗn hợp sệt. Thoa hỗn hợp lên da và giữ trong vòng 10 - 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
- Đắp mặt nạ trà xanh: Trà xanh có hoạt tính chống viêm và chống oxy hóa, giúp hỗ trợ điều trị mụn trứng cá hiệu quả.
Cách dùng: Pha trà xanh và để nguội, dùng bông tẩy trang thấm nước trà và đắp lên vùng da bị mụn. Để khô và rửa lại với nước sạch.
Đắp mặt nạ trà xanh hoặc mật ong giúp giảm sưng viêm do mụn trứng cá
XEM THÊM: 8 loại trái cây ăn nhiều sẽ bị nổi mụn trứng cá. Bạn đã biết chưa?
Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp trị mụn trứng cá
Hiện nay xu hướng tìm các loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng điều trị mụn trứng cá đang rất được nhiều bạn trẻ quan tâm. Một trong số đó phải kể đến lá neem hay còn gọi là cây xoan Ấn Độ. Dịch chiết lá neem có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, trị mụn và nhanh liền sẹo. Nghiên cứu vào năm 2013 của các tác giả Dr. Farhat S. Daud, Gauri Pande, Mamta Joshi, Ruchita Pathak, Shubhangi Wankhede đã chỉ ra rằng, thành phần chính của lá neem là margolone, margolonone và isomargolonone, được biết đến có đặc tính dược lý đa dạng như chống viêm, chống pyretic và chống vi khuẩn.
Azacné là sản phẩm hỗ trợ điều trị mụn tác động đến cả triệu chứng và nguyên nhân gây mụn. Từ đó giúp cải thiện mụn rõ rệt chỉ sau một thời gian ngắn. Thành phần chính của Azacné là dịch chiết lá neem, bên cạnh đó sản phẩm còn chứa dịch chiết lô hội và sài đất giúp làm lành vết loét và nhanh liền sẹo.
Kem trị mụn Azacné là sản phẩm từ thiên nhiên giúp trị mụn trứng cá hiệu quả
Cách phòng ngừa mụn trứng cá tái phát
Mụn trứng cá là một trong những bệnh lý về da rất dễ tái phát đi tái phát lại nhiều lần. Do đó áp dụng một số biện pháp phòng ngừa có thể góp phần ngăn cản mụn tái phát. Các cách phòng ngừa mụn tái phát thường được áp dụng như là:
- Rửa mặt sạch mỗi ngày nhưng với tần suất vừa đủ. Lựa chọn sữa rửa mặt phù hợp, không nên có tính tẩy rửa quá mạnh sẽ gây kích ứng da và làm tình trạng mụn trở nên nặng nề hơn.
- Tẩy trang kỹ sau khi trang điểm vì lớp trang điểm còn sót lại có thể gây bít tắc lỗ chân lông và gây ra mụn.
- Không sờ hay chà xát ở những vùng da bị mụn vì sẽ gây nhiễm trùng và khiến mụn lâu khỏi hơn.
- Không tự ý cạy hay nặn mụn vì dễ gây lây lan mụn sang các khu vực khác và để lại thâm.
- Vệ sinh chăn gối sạch sẽ, hạn chế bụi bẩn bám vào da mặt cũng góp phần làm giảm mụn trứng cá tái phát.
- Giữ điện thoại cách xa da mặt khi nói chuyện hoặc dùng tai nghe thay thế vì trên bề mặt điện thoại cũng có thể chứa nhiều vi khuẩn.
Không nên tự ý nặn mụn trứng cá tại nhà
Mụn trứng cá tuy là một bệnh lý mang lại nhiều rào cản tâm lý cho người bệnh nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tuân thủ điều trị từ bác sĩ và kết hợp với một lối sống lành mạnh, một chế độ ăn hợp lý và các sản phẩm phù hợp thì bạn hoàn toàn có thể đánh bay mụn trứng cá và có một làn da khỏe mạnh. Hy vọng bài viết này đã cung cấp toàn bộ kiến thức về mụn trứng cá, nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng để lại bình luận vào ô bên dưới.
Tài liệu tham khảo
https://www.healthline.com/health/skin/acne#acne-symptoms
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acne/diagnosis-treatment/drc-20368048
https://www.healthline.com/nutrition/13-acne-remedies#7.-Moisturize-with-aloe-vera