Nguyên nhân bị mụn bọc ở má có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau, từ những yếu tố bên trong đến sự tác động ở bên ngoài. Mụn bọc là dạng nặng nhất của mụn trứng cá, thường để lại những hệ lụy xấu trên da như thâm, sẹo,… Hiểu được nguyên nhân nổi mụn bọc ở má là gì, bạn sẽ tìm ra được cách phòng tránh và điều trị mụn hiệu quả. Để có thông tin về mụn bọc ở má, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Mụn bọc là gì?
Mụn bọc thường có đường kính lớn hơn so với mụn thông thường
Trên da, mỗi sợi lông được chứa trong một ống gọi là nang lông. Những ống nang này có trách nhiệm dẫn chất dịch, bã nhờn ra khỏi bề mặt da. Bởi vậy mà các ống này phải luôn thông thoáng và không bị tắc nghẽn. Khi chất nhờn và bụi bẩn tích tụ dưới da sẽ làm tắc nang lông, tạo nên ổ viêm và hình thành mụn bọc.
Mụn bọc là thể nặng của mụn trứng cá, thường có màu sẫm dưới da. Đây là loại mụn có đường kính lớn hơn rất nhiều so với các dạng mụn thông thường khác. Lúc đầu, mụn bọc chỉ là vài nốt sần cứng, nhỏ, có màu đỏ, sau đó sẽ trở nên mọng và khi vỡ ra thì gây chảy máu kèm theo mủ. Mụn bọc gây đau nhức, khó chịu, rất dễ lây lan. Đặc biệt, sau khi nặn mụn thường để lại nhiều sẹo lõm và vết thâm. Vì vậy, bạn cần trị mụn bọc càng nhanh càng tốt.
>>> Xem thêm: Mọc mụn ở trán biểu hiện bệnh gì?
Bóc mẽ những nguyên nhân bị mụn bọc ở má
Nguyên nhân bị mụn bọc ở má là gì?
Khi mới xuất hiện, mụn bọc thường là những đốm nhỏ màu đỏ trên má, sau đó sưng dần lên thành nốt đỏ lớn, cứng và gây đau nhức. Nếu như mụn bọc không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến tình trạng mụn lây lan khắp hai má, tạo thành một vùng sưng đỏ rất mất thẩm mỹ. Có nhiều nguyên nhân gây ra mụn bọc ở má, chủ yếu được chia thành hai loại chính: Nguyên nhân bên trong và do sự tác động của các yếu tố bên ngoài. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân bên trong
+ Sự thay đổi hormone bên trong cơ thể: Ở giai đoạn dậy thì, trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ mang thai,… nội tiết tố bên trong cơ thể thay đổi, lượng hormone cũng thay đổi theo khiến các tuyến bã nhờn trên da hoạt động với tần suất cao hơn. Đây chính là yếu tố hàng đầu gây ra mụn bọc ở má, khi lỗ chân lông giãn nở cộng với bã nhờn ngày càng nhiều, các vi khuẩn, bụi bẩn dễ bám vào da và chui sâu bên trong các nang lông, từ đó sinh ra mụn.
+ Yếu tố di truyền: Di truyền cũng là một yếu tố trong các nguyên nhân gây ra mụn bọc ở má. Trong gia đình bạn có người từng bị mụn bọc, rất có thể bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng này. Yếu tố di truyền quy định màu sắc da, da nhờn hay khô, quy định hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn cũng ảnh hưởng đến việc hình thành mụn bọc.
Một trong những nguyên nhân gây mụn bọc cũng có yếu tố di truyền
Nguyên nhân bên ngoài
+ Chế độ sinh hoạt không phù hợp: Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học, lo âu, tinh thần căng thẳng thường xuyên. Điều này sẽ làm cơ quan chức năng trong cơ thể làm việc giảm hiệu quả, đặc biệt là gan, thận,… từ đó gây rối loạn và hình thành mụn. Không chỉ vậy, còn có thể gây ra tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa.
Căng thẳng, mất ngủ, sinh hoạt không điều độ chính là nguyên nhân gây mụn
+ Lạm dụng mỹ phẩm: Việc sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, trang điểm nhiều làm cho tình trạng lỗ chân lông bị tắc nghẽn sinh ra mụn. Thêm vào đó, việc sử dụng một số loại mỹ phẩm gây kích ứng da, hay tẩy trang không kỹ dễ gây ra mụn và làn da của bạn sẽ xuống cấp nhanh chóng.
+ Ô nhiễm môi trường: Môi trường bị ô nhiễm, bụi bẩn từ không khí mà da lại không được che chắn kỹ càng, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập gây tắc nghẽn lỗ chân lông và sinh ra mụn.
Bụi bẩn trong không khí xâm nhập qua da gây tắc nghẽn và hình thành mụn bọc ở má
>>> Xem thêm: Điểm danh những loại thực phẩm gây ra mụn bạn cần tránh
Cách phòng tránh mụn bọc ở má hiệu quả tại nhà
Không ít những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày chính là tác nhân gây mụn bọc trên da nhưng ít người biết tới. Để làn da luôn sáng mịn, khỏe mạnh, các bạn hãy note lại những lưu ý nhỏ giúp ngăn ngừa mụn bọc dưới đây.
Tránh nặn mụn
Mụn bọc chưa chín là mụn đang trong tình trạng có nhiều mủ, vẫn còn sưng đỏ, đặc biệt không được nặn hoặc hút mụn trong thời gian này. Nếu thực hiện nặn mụn sớm không chỉ gây tổn thương mà còn có thể thể khiến da bị nhiễm khuẩn và làm mụn bọc mọc tràn lan hơn.
Rửa mặt đúng cách
Bạn cần lựa chọn sữa rửa mặt phù hợp với từng loại da, không có tính tẩy rửa mạnh để tránh tình trạng kích ứng da. Bạn chỉ nên rửa mặt 2 lần/ ngày.
Cần làm sạch da mặt sau khi ra ngoài để tránh mụn xuất hiện
Có chế độ sinh hoạt phù hợp
Lời khuyên dành cho các bạn bị mụn bọc ở má là cần thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý. Hạn chế thức khuya, tránh stress, căng thẳng trong công việc, nên uống một cốc sữa trước khi đi ngủ để giảm được tình trạng mất ngủ. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý
Hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ. Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Không nên ăn các thực phẩm có nguyên liệu làm từ sữa bò, sữa động vật nói chung, bạn có thể thay thế bằng sữa đậu nành hay sữa gạo. Nên ăn những món luộc, hấp thay vì các món chiên, xào. Kiêng hoàn toàn các đồ ăn fastfood, bơ lạc, chocolate… Nên uống nhiều nước mỗi ngày để cải thiện tình trạng mụn bọc ở má.
Nói không với đồ ăn cay nóng để hạn chế được mụn bọc ở má
Chọn đồ trang điểm phù hợp
Vì chất dầu có trong những đồ trang điểm sẽ gây tắc lỗ nang lông, làm mụn bọc phát triển. Do đó, để ngăn ngừa mụn bọc xuất hiện do mỹ phẩm trang điểm, bạn hãy sử dụng những sản phẩm được dán nhãn “không chứa dầu” (oil-free), “không làm tắc lỗ nang lông” (won’t clogpores), “không sinh nhân mụn” (noncomedogennic), “không gây mụn trứng cá” (non-acnegenic).
>>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người bị trứng cá bọc
Cải thiện tình trạng mụn bọc ở má hiệu quả với kem bôi thảo dược
Như vậy, các nguyên nhân gây mụn bọc ở má có liên quan mạnh mẽ đến tình trạng căng thẳng, stress trong cuộc sống hàng ngày, ngoài ra còn do một số yếu tố như: Rối loạn hormone, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt…
Hiện nay, xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược trong điều trị mụn trứng cá trong đó có mụn bọc đang ngày càng được ưa chuộng. Một trong những sản phẩm đã và đang được nhiều người sử dụng hiệu quả đó chính là kem bôi thảo dược Azacné.
Azacné giúp cải thiện mụn bọc ở má hiệu quả
Azacné là sản phẩm tác động lên cả nguyên nhân và triệu chứng của mụn bọc, mụn trứng cá. Với thành phần là các thảo dược quý như dịch chiết neem (xoan Ấn Độ), sài đất, hoàng liên, ba chạc có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế chủng vi khuẩn gây mụn; Lô hội, sài đất giúp nhanh liền sẹo, thu nhỏ vết loét. Sản phẩm Azacné giúp kháng khuẩn, làm sạch da, hạn chế vi khuẩn phát triển, giảm tỷ lệ mụn tái phát.
Cảm nhận của khách hàng
Chị Nguyễn Thị Thu Thủy (sinh năm 1969, ở 11C đường Nguyễn Trãi, phường Yên Đỗ, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) bị mụn từ khi còn là thiếu nữ. Sau 1 thời gian sử dụng kem trị mụn Azacné theo đúng liệu trình, da mặt chị trở nên láng mịn, vết thâm nám mờ hẳn đi và không còn để lại dấu vết của mụn. Mời các bạn cùng lắng nghe chia sẻ của chị Thủy trong video dưới đây:
>>> Mời độc giả cùng xem thêm kinh nghiệm của người khác đã cải thiện được mụn trứng cá nhờ sản phẩm Azacné TẠI ĐÂY!
Đánh giá của chuyên gia
Mời bạn theo dõi chuyên gia Nguyễn Thị Hiền tư vấn về vấn đề: Mặt có nhiều mụn bọc điều trị như thế nào trong video dưới đây:
>>> XEM THÊM: Đánh giá cụ thể về tác dụng hỗ trợ điều trị mụn trứng cá của kem bôi Azacné TẠI ĐÂY
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho độc giả kiến thức về một số nguyên nhân mụn bọc ở má và đặc biệt là giải pháp giảm mụn hiệu quả, an toàn từ sản phẩm thảo dược Azacné. Đừng quên sử dụng Azacné để lấy lại một làn da mịn màng, không mụn trứng cá, bạn nhé!
Quý độc giả có thắc mắc về mụn trứng cá bọc và sản phẩm Azacné, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006104/DĐ (ZALO/VIBER): 0902207112 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất!
Hà Nguyễn