Mụn ở cằm là loại mụn phổ biến ở độ tuổi thanh thiếu niên, khiến người mắc cảm thấy khó chịu vì thường xuyên gây đau, tái phát nhiều lần. Vậy mụn ở cằm nguyên nhân do đâu? Làm thế nào để loại bỏ các nốt mụn đáng ghét này. Mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung chi tiết qua bài viết sau đây!
Mụn ở cằm là bị gì và các loại mụn thường gặp
Mụn ở cằm thường là các nốt mụn trứng cá xuất hiện dưới cằm, không thuộc khu vực chữ T - khu vực tiết ra nhiều dầu nhất trên khuôn mặt. Mụn ở cằm gây ảnh hưởng tới phụ nữ nhiều hơn so với cánh mày râu. Đây là kết quả sự thay đổi hormone trong tuổi dậy thì hoặc chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, ở độ tuổi nào cũng có thể bị nổi mụn ở cằm. Chính vì vậy, một số loại mụn ở cằm có thể gặp như là:
- Mụn trứng cá ở cằm là mụn bọc (mụn mủ). Đây là các mụn có kích thước to và sưng đỏ, sờ vào có cảm giác đau nhiều.
- Mụn đầu trắng ở cằm: Là mụn màu trắng có đầu ẩn dưới một màng da mỏng và không trồi hẳn lên.
- Mụn đầu đen ở cằm: Mọc rất ít và bị oxy hóa dần thành màu đen.
- Mụn ẩn ở cằm: Khó thấy bằng mắt, nhận biết khi sờ bằng tay sẽ khiến da sần sùi.
Mụn ở cằm thường là các nốt mụn bọc, mụn ẩn ở trên da
XEM THÊM: Mụn trứng cá bọc là gì? Có nên nặn mụn trứng cá bọc không?
Mụn ở cằm nguyên nhân do đâu?
Mụn trứng cá mọc ở cằm xảy ra khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi dầu và tế bào da chết. Các tế bào da già cỗi sẽ bong ra. Khi tuyến bã sản xuất quá nhiều dầu, các tế bào da chết này sẽ dính lại với nhau gây bít tắc lỗ chân lông. Ngoài ra, các vi khuẩn trên da cũng góp phần vào việc hình thành mụn trứng cá. Đôi khi, vi khuẩn tự nhiên trên da phát triển trong các lỗ chân lông bị bít tắc, gây đỏ và viêm. Tùy thuộc vào số lượng vi khuẩn và mức độ viêm mà sẽ phân loại mụn trứng cá bạn đang mắc phải (mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn bọc, mụn mủ).
Mụn trứng cá mọc ở cằm có liên quan đến hormone
Các nghiên cứu cho thấy, mụn trứng cá ở cằm thường liên quan đến hormone androgen. Đây là một loại hormone sinh dục, có vai trò kích thích sản xuất bã nhờn. Khi lượng hormone này được tiết ra nhiều, nhất là trong độ tuổi dậy thì sẽ khiến tuyến bã hoạt động mạnh, sản xuất dầu nhờn quá mức, hậu quả là hình thành mụn trứng cá. Ở những phụ nữ bị bệnh hội chứng đa nang, nồng độ androgen luôn tăng cao, vì thế cũng dễ bị mụn.
Ngoài ra, một số yếu tố khác như rối loạn giấc ngủ, lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai hay gặp tình trạng lông mọc ngược,... Đây đều là các yếu tố được cho là nguyên nhân dẫn đến mọc mụn ở cằm. Trong đó, lông mọc ngược thường phổ biến ở nam giới do sử dụng dao cạo râu sai cách. Khi các nang lông mọc ngược trở lại vào da
Các cách trị mụn ở cằm hiệu quả
Có nhiều lựa chọn điều trị cho mụn trứng cá mọc ở cằm. Đối với những trường hợp bị mụn nhẹ thường sử dụng các loại kem bôi trị mụn không cần kê đơn. Các sản phẩm có chứa benzoyl peroxide hoặc axit salicylic thường giúp làm khô mụn trứng cá trong vài ngày hoặc vài tuần.
Đối với mụn trứng cá ở cằm cứng đầu, người bệnh sẽ phải đi thăm khám tại các chuyên khoa da liễu để được tư vấn về các phương pháp điều trị cụ thể. Tùy thuộc vào từng loại và mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá mà sẽ quyết định lựa chọn một trong các cách dưới đây:
- Điều trị tại chỗ: Gel, kem, thuốc mỡ giúp tiêu diệt vi khuẩn trên da, giảm sản xuất dầu nhờn, làm thông thoáng lỗ chân lông thường chứa hoạt chất benzoyl peroxide, retinoid hoặc kháng sinh.
Các loại kem trị mụn đầu đen tại chỗ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trên da
- Kháng sinh: Đôi khi, bác sĩ da liễu sẽ kê toa một đợt kháng sinh đường uống để giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trứng cá trên da
- Thuốc tránh thai: Bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc tránh thai để giúp điều chỉnh hormone (androgen) trong cơ thể.
- Isotretinoin: Đối với mụn trứng cá nặng, không đáp ứng với các phương pháp khác, bác sĩ sẽ kê toa các thuốc có chứa isotretinoin cho người bệnh
- Laser: Liệu pháp laser có thể giúp làm giảm số lượng vi khuẩn gây mụn trứng cá ở cằm.
Những lưu ý khi điều trị mụn ở cằm tại nhà
Để việc điều trị mụn trứng cá ở cằm thành công, các bạn cần lưu ý về việc chăm sóc da. Một vài lời khuyên dưới đây có thể sẽ hữu ích dành cho bạn:
- Chỉ nên rửa mặt 2 lần/ngày: Các bạn không nên rửa mặt quá nhiều lần trong ngày vì sẽ gây khô da, kích ứng và làm mụn trứng cá nặng hơn.
- Tránh kỳ cọ hay chà xát quá kỹ vùng da bị mụn: Trong khi rửa mặt hay thoa kem, các bạn không nên chà xát mạnh vào vùng da bị mụn bởi có thể gây ra kích ứng và khiến mụn trứng cá nặng hơn.
- Đừng bao giờ nặn mụn trứng cá: Việc nặn mụn trứng cá có thể gây viêm và dẫn tới sẹo thâm.
- Dưỡng ẩm đúng cách: Những người bị mụn trứng cá ở cằm không nên để da quá khô, tránh sử dụng các chất làm se lỗ chân lông chứa cồn và cần dưỡng ẩm da hàng ngày.
- Luôn loại bỏ lớp trang điểm trước khi đi ngủ: Để nguyên lớp makeup trên mặt khi đi ngủ có thể làm bít tắc lỗ chân lông và dễ gây mụn trứng cá. Vì vậy, các bạn nữ nên tẩy trang, rửa mặt sạch sẽ trước khi đi ngủ nhé!
Luôn luôn tẩy trang sạch sẽ sau khi trang điểm nhằm ngăn ngừa mụn đầu đen hình thành
Làm sao để ngăn ngừa bị mụn ở cằm và quanh miệng
Để ngăn ngừa các đợt tái phát của mụn trứng cá, các bạn có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây:
- Rửa mặt 2 lần/ngày, nhất là sau khi đổ mồ hôi
- Gội đầu thường xuyên, tránh để dây vào vùng bị mụn ở cằm
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không gây bít tắc lỗ chân lông
- Kiểm soát căng thẳng tốt
- Ăn uống khoa học
- Bôi kem chống nắng không chứa dầu hàng ngày trước khi ra ngoài
- Giặt sạch chăn mền, vỏ gối thường xuyên
- Không chạm tay lên cằm
Ngoài ra, mụn trứng cá mọc ở cằm có thể rất khó để điều trị khỏi nếu không có phương pháp phù hợp. Bên cạnh việc chăm sóc da hàng ngày, sử dụng thuốc điều trị nếu cần, người bị mụn trứng cá ở cằm nên sử dụng thêm kem bôi thảo dược.
Loại kem bôi đã và đang được nhiều người sử dụng có hiệu quả đó là Azacné. Sản phẩm này tác động lên cả nguyên nhân và triệu chứng, đáp ứng đầy đủ cả 3 mục tiêu trong hỗ trợ điều trị mụn trứng cá:
- Với thành phần từ các thảo dược quý như dịch chiết lá neem, sài đất, ba chạc có giúp kháng khuẩn, chống viêm và ức chế các chủng vi khuẩn gây mụn. Trong đó thành phần chính là dịch chiết neem, đã có rất nhiều nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn của thảo dược này. Điển hình là nghiên cứu vào năm 2013 của các nhà khoa học: Dr. Farhat S. Daud, Gauri Pande, Mamta Joshi, Ruchita Pathak, Shubhangi Wankhede. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong dịch chiết neem có thành phần chính là margolone, margolonone và isomargolonone, mang lại tác dụng chống viêm và kháng khuẩn vượt trội.
Dịch chiết lá neem có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp trị mụn hiệu quả
XEM THÊM: 3 loại thảo dược trị mụn, không biết dùng thì THẬT PHÍ
- Giảm khả năng tái phát mụn: Với thành phần kháng khuẩn giúp làm sạch da, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn.
- Ngăn chặn hình thành sẹo, các vết thâm sau mụn: Sản phẩm có chứa lô hội và sài đất giúp nhanh liền sẹo, thu nhỏ các tổn thương do mụn gây ra.
Mụn ở cằm là tình trạng phổ biến có thể xảy ra trong suốt độ tuổi trưởng thành, đặc biệt là ở nữ giới. Các hormone thường chịu trách nhiệm kích thích sản xuất thêm dầu ở cằm, có thể giữ lại các tế bào da hoặc bụi bẩn và vi khuẩn, nguyên nhân hình thành mụn. Bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa sự phát triển của mụn bằng cách thực hành vệ sinh da tốt và tự chăm sóc.
Như vậy, bài viết trên đã đưa ra cho bạn những thông tin hữu ích về mụn ở cằm cũng như cách điều trị tình trạng này nhờ sử dụng thuốc, chăm sóc da tại nhà và kết hợp với bôi kem bôi thảo dược Azacné. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận vào ô bên dưới để chuyên gia của chúng tôi giải đáp giúp bạn nhé!
Tài liệu tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/325991